- by John Doe
- 05/10/2023
- 69
- 0
- Trà thuộc Bộ (ordo):Ericales; Họ (familia):Theaceae; Chi (genus):Camellia; Loài (species): Có rất nhiều, tuy nhiên có 3 nhóm chính được thu hái để chế biến thành các sản phẩm trà thương mại phổ biến như sau:
1.Camellia sinensis: Hầu hết các sản phẩm trà hiện nay đều được làm từ cùng một loài này. Loài này chia thành hai nhánh:
– Camellia sinensis var. assamica: Chè Ấn Độ lá to hay ở Việt Nam gọi là chè shan tuyết. Đặc điểm là cây thân gỗ, to, cao ~15m, lá to, búp nhiều lông. Thường phân bố ở vùng có độ cao từ 800~2400m so với mực nước biển, tập trung chủ yếu ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và các khu vực lân cận ở Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Ấn Độ. ở nước ta là khu vực miền núi Phía Bắc như Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên…
– Camellia sinensis var. sinensis: Chè Trung Quốc lá nhỏ, ở Việt Nam thường trồng ở vùng Trung du như Thái Nguyên, Phú Thọ…Đặc điểm là cây thân bụi, lá nhỏ, thường cao ~3m. Tất cả các loại trà thuộc nhóm trung du, ô long…đều thuộc loài này.
2.Camellia taliensis: Thân bụi, nhỏ. C. Talensis thường có búp màu tím, có năm lá non trên búp, trong khi C. sinensis thường có ba. Nó phát triển chủ yếu ở phía phía tây nam của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và các khu vực lân cận ở Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, độ cao ~2000m so với mực nước biển. Hàm lượng cafein ít hơn so với C. sinensis. Ở Trung Quốc đã trồng loài này để làm một số sản phẩm trà trắng, đỏ, trà lên men…
3.Camellia crassicolumna: Thân gỗ, rất cao và thẳng, búp nhiều lá non. C. Crassicolmna được cho là không có caffeine hoặc theobromine, hai trong số các chất trong trà truyền thống khiến chúng ta cảm thấy tỉnh táo. Cây hoang dã được ghi nhận phân bố ở Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, độ cao ~2000m so với mực nước biển. Hiện cũng bắt đầu được trồng ở Vân Nam, Trung Quốc. Loài này được thu hái làm trà trắng, trà đỏ, trà lên men…